Các chuyên gia khẳng định phần lớn nghĩa vụ về SHTT mà Việt Nam cam kết trong các hiệp định quốc tế đều tương đương với những nghĩa vụ trong Hiệp định TRIPS và đã được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam. Do đó, nếu doanh nghiệp tuân thủ các quy định về SHTT trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, thì về cơ bản cũng sẽ đáp ứng tuân thủ cam kết SHTT trong các hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Bảo hộ SHTT sẽ tác động tốt đến doanh nghiệp sáng tạo công nghệ. |
Đối với những doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động sáng tạo thì họ sẽ có cơ hội hưởng thành quả đáng kể nhờ mức bảo hộ cao, nhờ việc chống xâm phạm quyền SHTT nghiêm minh hơn. Mặt khác, môi trường tốt hơn sẽ thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ của nước ngoài.
Tuy vậy, do được bảo hộ, giá chuyển giao công nghệ - thiết bị có khả năng sẽ tăng cao, gây nhiều thách thức đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhận chuyển giao khi định giá sản phẩm.
Không chỉ thế, chế độ bảo hộ SHTT cao sẽ thu hẹp khả năng tiếp cận sản phẩm trí tuệ được bảo hộ, đồng thời việc thực thi hà khắc sẽ khiến doanh nghiệp chịu gánh nặng đối với các thủ tục kiểm soát, đặc biệt trong các thủ tục tranh chấp, kiện tụng.
Bởi thế, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại đa phương và song phương sẽ minh bạch, công bằng và hợp lý hơn đối với doanh nghiệp sáng tạo công nghệ.